Việc đoàn thanh tra khẳng định hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi đã được tung ra thị trường và không biết đang đi về đâu chính là cú sốc nặng đối với người tiêu dùng hiện nay.
Đúng vào sáng ngày 16 tháng 11, tại Công ty TNHH TCN Trường Phú (Hải Dương), hàng tấn hàng hóa là sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) đã bị niêm phong bởi Đoàn Thanh tra chuyên ngành – Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an.
Tuy nhiên, chủ cơ sở thừa nhận đã sử dụng 46kg hoạt chất Auramine. Điều đó cũng đồng nghĩa là cơ sở này đã đưa ra thị trường 230 tấn thức ăn chăn nuôi thành phẩm chứa đầy chất kịch độc (vì cứ cứ mỗi 200gr Auramine sẽ trộn được với 1 tấn thức ăn chăn nuôi).
Đồng thời, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm 10 thùng (loại 30kg) chứa chất Auramine đã dùng hết tại khuôn viên Nhà máy chế biến Thức ăn chăn nuôi và Thủy sản Thăng Long (Hưng Yên). Theo nhẩm tính, cơ sở này đã đưa ra thị trường gần 1.500 tấn thức ăn chăn nuôi trộn đầy chất cấm độc hại.
Ngoài ra, còn phải kể đến hàng chục thùng rỗng vốn chứa đầy chất vàng ô, Auramine O chất đầy trong kho của Công ty Việt Nhật (Hưng Yên) đã bị tịch thu cũng trong đợt "ra quân" này.
Các thùng đựng hóa chất độc hại tại Công ty Việt Nhật (nguồn ảnh: Báo Lao Động).
Trao đổi với PV báo Lao Động, Thiếu tá Lê Anh Đức – Phòng P5 – Cục Cảnh sát PCTPMT cho biết rằng gia súc và gia cầm thường bị nhồi thức ăn chứa chất cấm trong suốt 12 đến 15 ngày trước khi đưa vào các lò giết mổ. Đã có nhiều trường hợp bị ép ăn quá số ngày nói trên, vật nuôi “lăn ra chết” vì vỡ tim hoặc suy thận do không thể chịu nổi tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Theo ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành - Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, chất Auramine là hoạt chất bị cấm dùng trong công nghiệp thực phẩm mà chỉ được cho phép dùng trong ngành công nghiệp dệt nhuộm và sản xuất giấy. Bởi lẽ, chất Auramine cũng như chất tạo nạc Sabutamol và chất vàng ô nếu nạp vào cơ thể thì không thể bị đào thải ra ngoài, lâu dần thì lượng tồn dư của các chất này sẽ gây ra ung thư và nhiều loại bệnh khác, thậm chí hủy hoại giống nòi do tạo ra các biến đổi bất thường về gene.
Ông Dũng ký giấy niêm phong các sản phẩm vi phạm. (nguồn ảnh: Báo Lao Động).
Cũng theo nhận định của ông Dũng, con số 82.000 người bị ung thư mỗi năm ở Việt Nam thì nguyên nhân 50% chính là từ thực phẩm nhiễm độc và môi trường sống bị ô nhiễm.
Phải làm gì khi con người đang tự đầu độc lẫn nhau?
Hiển nhiên đây không phải là lần đầu thông tin thực phẩm nhiễm chất tăng trưởng, tăng trọng hay chất bảo quản gây hoang mang dư luận nhưng những vụ phát hiện động trời trên đã khiến cho người tiêu dùng Việt ngỡ ngàng.
Việc dùng hóa chất độc hại để vỗ béo gia súc và gia cầm nhằm thu về lợi nhuận tối đa cũng tương đương với tội “cố ý đầu độc”. Thực sự, chuyện đặt “đồng tiền” lên trên cả “nhân mạng” chính là một “tội ác” khó có thể dung thứ.
Đi chợ mua gì khi 1.730 tấn thức ăn chăn nuôi bẩn đã được bán?
Để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình, KTHEME.COM xin gợi ý một số biện pháp đơn giản giúp phòng tránh thực phẩm bẩn như sau:
+ Kiên quyết không tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.
+ Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc và nhãn mác tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng, có đóng dấu tiêu chuẩn.
+ Tự trồng rau quả sạch theo mùa tại nhà nếu không gian sống cho phép (trồng trong thùng xốp trên sân thượng hoặc trồng trong chậu đặt ngoài ban công).
+ Sắm máy tạo khí OZONE làm sạch đa năng S01 để khử độc thực phẩm trước khi chế biến.
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình và những người thân yêu ngay từ giây phút này bạn nhé!
Hạnh Dung (theo Báo Lao Động)
Đi chợ mua gì khi 1.730 tấn thức ăn chăn nuôi bẩn đã được bán?
Reviewed by Trần Lệ Thu
on
06:23
Rating:
Không có nhận xét nào: