Chất làm ngọt nhân tạo ( artificial sweetener) có lẽ là một trong những thực phẩm phổ biến và gây nhiều tranh cãi nhất trên thị trường. Chúng len lỏi vào mọi thứ từ soda và bánh nướng tới kẹo và các đổ uống điện giải ( electrolyte drinks )dành cho trẻ nhỏ
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng ta lại biết rất ít về tác dụng của chúng lên cơ thể và não và các nghiên cứu nhắm giải mã điều này không đem lại kết quả dứt khoát
Các nhà sản xuất quảng cáo rằng các chất làm ngọt nhân tạo là một phương cách không calori thỏa đáng giúp thỏa mãn sự thèm đường mà không gây hại cho ruột như đường thật sự. Nhưng dù có hay không các chất làm ngọt nhân tạo thật ra có giảm đươc rủi ro lên cân, tăng vọt glucoz huyết, bị tiểu đường loại 2 và giúp thỏa mãn sự khao khát đồ ngọt---thì tất cả các tác dụng của việc ăn quá nhiểu đường tinh chế (refined sugar) phẩn lớn vẫn còn chưa được biết. Thật vậy, một số nghiên cứu cho thấy là tiêu thụ lâu dài những thực phẫm đươc làm ngot nhân tạo có liên hệ với lên cân. Ngoài ra cũng còn chưa đuợc rõ là việc tiêu thụ lâu dài các hợp chất siêu ngọt này có ảnh hưởng ra sao trên các trẻ nhỏ, vì vậy tốt nhất nên tránh không cho các trẻ nhỏ dùng những hợp chất này.
Hiện nay có sáu chất làm ngọt nhân tạo đã được Cơ quan Quản lý Thực phẫm và Dược phẩm (FDA) chấp nhận cho sử dụng tổng quát , sau khi đã được đánh giá vể tiềm năng độc hại và gây ung thư ( thường ra bẳng cách cho những dộng vật gậm nhấm ăn môt liều lượng hết sức lớn các hợp chất này).Tuy nhiên các hợp chất này không đươc sản xuất một cách hoàn toàn như nhau
Dưới đây là tất cả những điều mà ban cẩn biết vể mỗi loại hợp chất trên và cách làm sao so sánh chúng với đường vẫn thường ăn và các chất làm ngọt không calori thiên nhiên khác
1- Aspartame
Các tên thương hiệu thông thường: NutraSweet®, Equal®, Sugar Twin®
Thường có trong : Soft drinks, cereals, breath mints, chewing gum, hard candies, syrups, ice creams, iced teas, juices, yogurts, ketchups.
Điều nên biết: Aspartame đã được hơn 90 quốc gia trên thế giới chấp thuân như là chất thay thể cho đường thông thường nhất và hiện được sử dụng trong 6,000 sản phẩm khác nhau. Một phần ăn (serving) aspartam chứa cùng một số calori như cùng một phần ăn đường ,nhưng vì aspartame ngọt hơn đưởng hơn 200 lần nên bạn chỉ phải dùng ít aspartame
Tính an toàn Theo FDA, aspartame là một trong những thực phẩm đươc nghiên cứu nhiều nhất. Mặc dầu lúc ban đầu có sư quan ngại là aspartame khi phân hủy tạo ra formaldehyde có khả năng gây ung thư, nhưng về sau hơn 100 nghiên cứu đã gợi ý là aspartame an toàn cho việc sử dụng
Aspartame chĩ đặc biệt không an toàn cho những người bị một rối loạn hiếm có gọi là phenylketonuria (PKU) .Bệnh này cản trở không cho cơ thễ chuyển hóa phenylalanine, một trong những thành phẩn amino acid chính của chất làm ngọt này.
Cho tới nay không thấy có liên hệ giữa aspartame và ung thư. Thật ra có một nghiên cứu của Đại học Harvard nêu lên sự liên hệ giữa diet soda và một vài loại ung thư máu, nhưng nghiên cứu này đã được rút lại vì các dữ liệu đưa ra không được vững chắc
2- Sucralose
Tên thượng hiệu thông thường: Splenda®
Thường có trong : Soft drinks, iced teas, sauces, syrups, chewing gum, power bars, protein powders, baked goods, ice creams, yogurts, microwaveable popcorn.Điều cần biết: Về cấu trúc sucralose tương tự như đường với một thay đổi nhỏ cho phép sucralose đi qua cơ thễ mà không bị phá vỡ. Sucralose ngọt hơn đưởng 600 lần và đã được FDA chấp thuận cho dùng tổng quát như là chất làm ngọt vào năm 1999. Sucralose bển vững ỡ nhiệt độ cao, nên lý tưởng cho việc nướng lò (baking)
Tính an toàn Có hơn 110 nghịên cứu về sucralose đã được FDA duyệt xét và cho là an toàn. Tuy rằng sucralose được cho là không độc hại hoặc gây ung thư, nhưng có nhiều nghiên cứu thắc mắc vể ảnh hưởng của nó lên não. Nghiên cứu sơ bộ gợi ý là sucralose có thể không thỏa mãn sự thèm muốn đồ ngọt và dó đó có thễ không hiệu nghiệm cho sự kiểm chế việc dung nạp đường nói chung--nhưng điều này cũng có thễ đúng cho nhiều chất làm ngọt nhân tạo khác
3-Acesulfame-K
Các tên thương hiệu thông thưởng : Sunett®, Sweet One®
Thường có trong : Soft drinks, fruit juices, alcoholic beverages, ice creams, jams and jellies, baked goods, frozen desserts, chewing gum, toothpaste, mouthwash, pharmaceuticals, yogurt, milk products, breakfast cereals, sauces, salad dressings, soups, vitamins, processed foods.
Điều cần biết: Mặc dầu ngọt hơn đưởng 200 lần nhưng Acesulfame-K--hay còn gọi là acesulfame potassium và ace-K-- có vị đắng và thường đươc trộn với những chất làm ngọt khác như là sucralose. Hơp chất ace-K lúc đầu chĩ được FDA chấp thuận cho sử dụng có giới hạn vào năm 1988, nhưng tới năm 2003 đã dược cho phép sữ dụng tổng quát cho mọi thực phẫm ngoai trừ thịt và gia cầm. Hợp chất này chịu được nhiệt độ cao, nên tốt cho nướng lò (baking)
Tính an toàn: Theo FDA, có hơn 90 nghiên cứu gợi ý là Acesulfame-K an toàn cho việc sữ dụng tổng quát. Nhưng theo US News and World Report thí Ace-K đã không được nghiên cứu rộng rãi như các chất làm ngọt nhân tạo khác. Các nhà khoa học đã để nghi cho nghiên cứu thêm trên các động vật
4- Saccharin
Các tên thương hiệu thông thường: Sweet and Low®, Sweet Twin®, Sweet'N Low®, Necta Sweet®.
Thường có trong: Soft drinks, fruit juices, baking products, processed foods.
Điều cần biết: Được khám phá đầu tiên và sữ dụng vào năm 1879, saccharin là chất lảm ngọt nhân tạo đươc biết sớm nhất. Saccharin ngọt hơn đưởng 300 lần và không có chứa calori
Tính an toàn: Các sản phẩm saccharin đầu tiên đểu có mang nhãn dán cảnh báo tiềm năng gây ung thư dựa trên một nghiên cứu vào đầu những năm 1970 liên hệ saccharrin với ung thư bàng quang của chuột. Tuy nhiên, hơn 30 nghiên cứu kế tiếp đã chứng tỏ là các kết quả trên chuột không có thể áp dụng cho con người. Vào năm 2000, FDA đã duyệt xét lại và cho bỏ cảnh bao gây ung thư của saccharin
5- Neotame
Thường có trong: Soft drinks, fruit juices, baked goods, dairy products, lip glosses and balms.
Điều cần biết Neotame ít được sữ dụng so với các chất lảm ngọt nhân tạo khác. Vào năm 2002, FDA đã chấp nhận cho dùng Neotame như là một chất làm ngọt tổng quát cho mọi thực phẩm ngoai trử gia cầm và thịt. Neotame là một sàn phẩm phụ của Aspatame và ngọt gấp tử 7,000 tới 13,000 lẩn so với đường
Tính an toàn FDA sau khi cứu xét hơn 113 nghiên cứu trên ngưởi và đông vật đả kết luận là neotame an toàn. Thật ra theo US News and World Report thì Neotame còn an toàn hơn aspartame
6- Advantame
Tên thương mại thông thường : chưa có
Thưởng có trong: Baked goods, soft drinks, fruit juices, chewing gum, frostings, frozen desserts, gelatins and puddings, jams and jellies, processed fruits, toppings, and syrups.
Điều cần biết. Đây là chất làm ngọt mới nhất xuất hiện trên thị trưởng. Advantame được FDA chập nhận vào năm 2014 và được ghi nhận là chất ngọt nhất từ trước tới nay-- tức 20,000 lần ngọt hơn đường. Đây là một chất dẫn xuất khác từ aspatame và vể mặt hóa học tương tự như neotame
Tính an toàn Các nghiên cứu trên người và động vật đã đánh giá các tác dụng độc hại cùa chất này trên các hệ miễn nhiễm , sinh sản,phát triển và thẩn kinh và đã kết luận là advantame an toàn. Tuy nhiên, giống như aspartame, những người bị rối loạn PKU không nên dùng vì advantame có chứa phenylalanine
Đường (Sugar)
Các tên thương hiệu thông thường: C&H Sugar, Domino Sugar, Imperial Sugar, and many more.
Thường có trong: Baked goods, soft drinks, fruit juices, breakfast cereals, dairy products, processed foods, chewing gum, desserts, gelatins, puddings, jams and jellies, processed fruits, toppings, syrups, sauces, dressings, toothpaste, mouthwash, and many more.
Điều cần biết Đường có nhiều dạng, bao gồm đường nâu (brown gugar), mật ong (honey), mật hoa agave (agae nectar), si-rô bắp (corn syrup), mật (molasses), sucrose, nước mía bay hơi (evaporated cane juice), fructose, glucose, maltose---và vân vân. Mới đây FDA đưa ra khuyến cáo là ngưởi dân Mỹ chỉ nên tiêu thụ 50 gram đường mỗi ngày, Thế nhưng ngưởi Mỹ trung bình tiêu thự hơn hai lần số lượng này, phẩn lớn là do các ngũ cốc ăn sáng và các nước ngọtTính an toàn Tuy rằng chúng ta tiêu thụ đường cả từ nhiều ngàn năm, nhưng chế độ ăn uống văn minh của chúng ta gồm có những thưc phậm biến chế (processed foods) đã làm tăng rất nhiều lượng đưởng tiêu thụ. Sự tăng vọt về đường tiêu thụ đường này góp nhiều nhất vào tỉ lệ gia tăng các bệnh mập phì, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim
Đường thêm vào các thực phẩm không đem lại giá trị dinh dưỡng nào cả cho bữa ăn và có liên hệ với một dải những vấn để sức khỏe bao gồm sâu răng, lên cân, suy gan, ung thư, bệnh thận, cao huyết áp, thiếu dinh dưỡng và nhiều những vấn để khác nữa
http://www.techinsider.io/what-happens-if-you-eat-too-much-sugar-2015-11
Các chất làm ngọt thiên nhiên (Natural sweeteners)
Steviol glycosides--còn đươc biết là stevia và dưới tên thượng hiệu Stevia Sweetleaf®, là nhựng chất làm ngọt thiên nhiên có ít calori, ngọt hơn đưởng 300 lần. Tuy rằng bắt đầu được biết tới nhiều gần đây, stevia chưa được FDA đánh giá và chưa có những nghiên cứu dài hạn về ảnh hượng cùa nó lên sức khỏe. Các dẩn xuất có độ tinh khiết cao của stevia hiện được bán dưới tên GRAS(Generally Recognized As Safe)
Erythritol (một thành phần chính của Truvia® cùng với một chiết xuất từ lá stevia) và xylitol được biết như là các rượu đường (sugar alcohols). Đây là một loại những hợp chất khác đã được dùng trong nhiểu thập niên để làm ngọt một chuỗi sản phẩm như kẹo nhai (chewing gum), kẹo (candy), trái cây phết (fruit spreads), kem đánh răng và si-rô ho. Tuy rằng chưa có nghiên cứu sâu rông nào về các hợp chất này như là chất làm ngọt nhân tạo nhưng nói chung chúng đã đươc chấp nhận là an toàn
Here's how to pick the safest artificial sweetener based on science- Julia Calderone- March 3,2016
Tìm hiểu về các chất làm ngọt nhân tạo
Reviewed by Trần Lệ Thu
on
20:37
Rating:
Không có nhận xét nào: