Sữa mẹ để được bao lâu?

Sữa mẹ để bên ngoài càng lâu thì càng mất an toàn. Vậy thì sữa mẹ để được ngoài môi trường bao lâu thì cấp nhận được? 


Phiền toái

Thời gian sữa mẹ có thể để được bên ngoài là vấn đề rất quan tâm của nhiều bà mẹ nuôi con trong thời kỳ hiện đại. Lý do: công việc quá bận, nhà ở quá xa, thời gian nghỉ giải lao quá ngắn, không thể đưa con nhỏ tới cơ quan. Vì thế, các bà mẹ thường xuyên rơi vào tình trạng không thể cho con bú trực tiếp được. 

Một cách giản tiện khắc phục tình trạng này là dùng dụng cụ vắt sữa, vắt ra bình để bảo quản cho bé bú cả ngày. Đến chiều sữa bình hết thì mẹ cũng về. 

Việc để sữa bên ngoài tiện thì rất tiện, nhưng nó cũng gây ra những phiền toái nhất định. Điều đáng ngại, những phiền toái này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ vốn có rất nhiều đường. Đường lại ở dạng đường đơn hoặc đường đôi, dễ hấp thu. Nhưng chính đường loại này lại dễ lên men, gây thiu, hư hỏng. Nếu ăn vào, bé sẽ bị tiêu chảy cấp.

Sữa mẹ lại có nhiều đạm. Đạm rất giàu các axit amin, tức là đạm ở dạng đơn phân. Đạm loại này có lợi cho cơ thể bé vì bú bao nhiêu hấp thu bấy nhiêu. Nhưng chính vì giàu đạm nên vi khuẩn rất thích sinh sôi. Nếu để quá lâu thì sữa mẹ sẽ bị xâm nhập vi khuẩn rất nhiều, bé bú phải, bé sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Vi khuẩn có ở đâu? Vi khuẩn có ở trong không khí, rất nhiều. Vi khuẩn từ tay chân, từ quần áo, từ bàn ghế, gió thổi, bay lên và rơi vào sữa và định cư ở đó.

Sữa mẹ để bên ngoài càng lâu thì càng mất an toàn. Một số trang mạng đã có hướng dẫn khác nhau. Có trang thì để được 4 giờ đồng hồ bên ngoài môi trường. Có trang mạng thì thông tin có thể để được 6 giờ. Vậy thì bao lâu mới là đúng? 

Xem thêm clip vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách:

Sau bao lâu thì mất an toàn? 
Thông thường, để ở nhiệt độ ngoài trời, nếu trời nắng, khoảng 37 độ C, sữa mẹ để bên ngoài 30 phút là bắt đầu có dấu hiệu chua. Những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, uống phải loại sữa này sẽ bị tiêu chảy. Dù bạn có đậy nắp hay không đậy nắp thì 30 phút là thời gian đủ cho vi khuẩn phân hủy và lên men.

Nếu nhiệt độ thấp hơn, hanh khô hơn, thời gian bạn để bên ngoài có thể đạt đến 1 giờ đồng hồ. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời mát 25 độ C thì 1 giờ có thể an toàn. Nhưng tư 1h trở ra, sữa không còn an toàn nữa.

Sữa sẽ bắt đầu hư hỏng, có mùi chua, bị lên men và bất cứ đứa trẻ nào uống phải đều bị tiêu chảy nếu để sữa bên ngoài từ 4 giờ đồng hồ trở lên. Vì vậy, trong mọi trường hợp, bạn tuyệt đối không để sữa bên ngoài lâu hơn 4 giờ đồng hồ.

Xử lý như nào? Ngay sau khi vắt ra, bạn đậy nắp lại, đậy chặt, cho vào tủ lạnh, ngăn mát, để ở chế độ trung bình, tương đương với nhiệt độ 15 độ. Với nhiệt độ này, sữa mẹ có thể để được từ 24-48h. Không nên để sang ngày thứ 3. Tuyệt đối không để quá 72 giờ, rất nguy hại. Khi lấy ra thì rót ra bình hoặc ra cốc. Phần còn lại phải cho vào tủ lạnh ngay. Khi lấy ra, ngâm vào nước ấm để tạo ấm sữa, không để rã lạnh tự nhiên, lâu và mất an toàn.

Tốt nhất là nên uống sữa mẹ trong vòng 18-24h, bảo quản ở ngăn mát là rất an toàn cho bé.

BS. Yên Lâm Phúc
Sữa mẹ để được bao lâu? Sữa mẹ để được bao lâu? Reviewed by Trần Lệ Thu on 01:39 Rating: 5

Không có nhận xét nào: