6 điểm cần đặc biệt lưu ý khi chạy xe côn tay




Xe côn tay một trong những dòng xe được các bạn trẻ vô cùng yêu thích hiện nay bởi phong cách thể thao,động cơ chạy khá êm ái và đặc biệt khá an toàn cho người sử dụng.

Nếu các bạn chưa từng chạy xe côn tay thì các bạn nên thử chạy và sở hữu xe côn tay một lần trong đời. Vì đó là cách đơn giản nhất để bạn cảm thấy tự do khi điều khiển một chiếc xe 2 bánh chạy bon bon trên đường. Nếu đã sở hữu xe côn tay rồi thì bạn cũng nên "check"xem mình đã thực sự chạy loại xe này đã đúng chưa nhé .Hãy đọc những thông tin dưới đây để biết rõ những điều này các bạn nhé.





1- Với xe tay côn thì các bạn nên chuyển về số 0 (số mo N) khi khởi động

Sau một đêm nghỉ ngơi của chiếc xe thì các bạn nên khởi động chiếc xe máy ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành. Nguyên nhân vì sau khoảng thời gian dài không chạy, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.

2- Để xe có thể vận hành thì các bạn nhịp nhàng nhả côn và lên ga

Để sang số côn phải cắt hoàn toàn nghĩa là tay phải phải bóp hết côn hoàn toàn. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc sang số rất nặng và khó nhọc do tay côn của xe chưa được bóp hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "nhả côn lên ga " (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài mòn, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

3- Lựa chọn số phù hợp tốc độ 

Trong quá trình chạy, nếu xe chưa đủ tốc độ mà người lái đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.
Về số không phù hợp với tốc độ xe đang chạy sẽ bị kêu. Ví dụ: bạn đang chạy với tốc độ 50km/h mà về số 4 hoặc 3 sẽ bị kêu róp róp, nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km về số 4, 30km/h về số 3 và tương tự cho các cấp số khác
Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 20km/h, số 3: 20 - 30km/h, số 4: 30 - 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h

4- Không bóp côn trước khi phanh

Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh bóp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng. Người lái xe cần đạp phanh trước, sau đó mới bóp côn. Tương tự khi vào cua, không bóp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Lưu ý: khi phanh, nên phanh cả phanh trước và sau cùng lúc sẽ giúp cho xe giảm tốc độ đều (ghì đều), không bị chuối đầu hoặc giật người nếu dùng 1 phanh trước hoặc sau

​5- Kinh nghiệm đề pa

Khi đề pa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh. Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn, cứ thế mà vô số (lưu ý, nếu xe đã đạt được tốc độ cao thì lúc vô những cấp số cao không cần phải giữ lại côn mà có thể nhả hết côn (còn gọi là bắn côn) để cho xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn

6- Không nên lạm dụng số 0

Việc đưa về số 0 (số mo N) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số người có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh trước và phanh sau sẽ không thể phanh hiệu quả, an toàn mà thường bị lếch bánh, nguy cơ tai nạn rất cao. Nên để số khi xuống dốc, máy ghì lại , sẽ giảm bớt gia tốc, nếu có chướng ngại vật thì chúng ta chỉ phanh nhẹ nữa là an toàn.

Và đặc biệt trong quá trình làm việc của chiếc xe các bạn nên bảo dưỡng xe máy định kỳ để xe máy của các bạn luôn được vận hành  tốt nhất và hiệu quả nhất.Bảo dưỡng xe máy định kỳ chính là cách các bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa xe máy nhất

Trên đây là một vài lưu ý để các bạn lái xe được an toàn hơn.
6 điểm cần đặc biệt lưu ý khi chạy xe côn tay 6 điểm cần đặc biệt lưu ý khi chạy xe côn tay Reviewed by Trần Lệ Thu on 07:34 Rating: 5

Không có nhận xét nào: