Điều trước tiên nên biết là theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thì các thực phẩm mau hư phải để ngay vào trong tủ lạnh (refrigerator) hoặc máy đông lạnh (freezer). Nguyên tắc chung là thịt, đồ biển, trứng và một vài loại sản phẩm không nên giữ ở nhiệt độ trong phòng quá hai tiếng--hoặc hơn một tiếng nếu nhiệt độ trong phòng trên 90 độ Fareinheit
Nhưng còn sữa đậu nành và mứt thì sao? Bạn hãy đọc tiếp để biết những thực phẩm nào cần đươc ướp lạnh để giữ cho phẩm chất được tối ưu
1-Sữa
Khỏi cần nói, sữa cần đươc để trong tủ lạnh để làm chậm sự tăng trưởng cùa các vi khuẩn có hại
FDA khuyến cáo chúng ta không nên để sữa ở bên ngoài tủ lạnh qúa hai tiếng đồng hồ. Tiệt khuẩn theo phương pháp Pasteur-- tức là hâm nóng sữa để tiêu diệt vi khuẩn-- không có nghĩa là là chúng ta không cần phải để sữa trong tủ lạnh.
2- Thịt và thịt cá sống
Giống như đối với sữa, bạn phải luôn luôn phải để tủ lạnh thịt còn sống hoặc nấu chín và tránh đừng để chúng chung với những thực phẫm khác vì sợ lây nhiễm
Thịt để tủ lạnh trong bao lâu thì vẫn tốt? http://www.foodsafety.gov/blog/meatinrefrig.html
Thịt sống xay, thịt gia cầm, đồ biển và các thịt khác nhau: một tới hai ngày
Thịt quay thô (raw roast), thịt bit-tết (steaks) và thịt băm (bỏ, nai, trừu và heo): ba tới năm ngày
Thịt, thịt gia cầm vả đồ biển nấu chín: ba đến bốn ngày
Thịt để trong máy đông lạnh (in the freezer) nhiều tháng vẫn không bị hư
3. Trứng
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa kỷ (USDA) trứng luôn luôn phải để tủ lạnh đễ tránh rủi ro nhiễm khuẩn salmonella. Tuy nhiên tại Anh quôc và Châu Âu thì trứng lại không được để tủ lạnh vì ở các nơi đó trứng được xử lý khác với Hoa kỷ. Muốn biết lý do xin hãy vào link dưới đây http://www.businessinsider.com/should-you-refrigerate-eggs-2014-7
Một số người cho rẳng bạn có thễ giữ một vài loại trứng hữu cơ ở nhiệt độ trong phòng, tuy nhiên nếu không biết chắc xuất xứ của trứng thì có thể bạn cứ nên để trứng vào tủ lạnh cho an toàn.
4. Pho-mát (ngoại trừ pho-mat ủ lâu -Aged cheese)
Một số loại pho-mát -- đặc biệt các pho-mát mềm như brie của Pháp hay ricotta của Ý -- phài luôn luôn để tủ lạnh. Các pho-mát khác--như tiệt trùng theo phương pháp Pasteur hay ủ lâu năm như Parmesan hay Romano -- có thễ không cẩn để tủ lạnh; tuy nhiên bạn vẫn nên theo chĩ dẫn trên bao bì
5. Bơ (không bắt buộc)
Bộ Nông Nghiệp Hoa kỳ (USDA) khuyến cáo nên để bơ trong tủ lạnh hay máy đông lạnh nếu bạn không dự đinh ăn tới trong vòng môt hay hai ngày. Nhưng nhiều người lại giữ bơ trong đĩa phủ kín để ở bên ngoài tủ lạnh. Theo blog Care2 vì bơ làm bằng sữa đã tiệt khuẩn theo phương pháp Pasteur nên các vi khuẫn ít có khã năng tăng trưởng
6.Sũa đậu nành (sau khi đã mở bình chứa)
Sữa đau nành không cần để tủ lạnh khi còn nguyên trong bình đựng chưa mở và có thễ vẫn tốt tối thiểu sau một năm. Ở các siêu thị , sữa đâu nành đươc bày ỡ khu đông lạnh vì lý do thương mại .
Binh sữa đậu nành đã mở phải được để tủ lạnh vả tiêu thụ trong vòng 5 ngày
7- Táo ( không bắt buộc)
Táo có thể tồn trữ khoảng một tuần ở nhiệt độ trong phòng, hoặc lâu hơn nếu để tủ lạnh
Một số lọai táo có thễ được tồn trữ lâu hơn--chừng nhiều tháng-- khi được bọc riêng từng trái, để trong hộp cách nhiệt và ở chổ mát
7 foods you should always refrigerate- Tanya Lewis- Feb 24, 2016
7 thực phẩm luôn luôn phải ướp lạnh
Reviewed by Trần Lệ Thu
on
10:57
Rating:
Không có nhận xét nào: