Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ASC), 78% số ca chẩn đoán ung thư thường rơi vào nhóm người trên tuổi 55. Trung bình cứ 2 đàn ông và 3 phụ nữ thì 1 có nguy cơ mắc bệnh ung thư trong cả cuộc đời. Trong đó, 5 loại ung thư dưới đây được xem là hỏi thăm nhóm người trung cao tuổi nhiều nhất.
1. Ung thư da
Theo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa Cary Presant, ở BV City of Hope, California, tác giả nghiên cứu mang tên Surviving American Medicine (Y học cho nhóm người mắc bệnh ung thư), thì ung thư da liên quan đến ánh nắng mặt trời là căn bệnh phổ biến nhất khi về già. Melanoma là loại nguy hiểm nhất trong nhóm ung thư da, nhưng lại có ít người có khối u ác tính, và được điều trị khác với các loại ung thư khác. Ngoài ra, ung thư tế bào đáy và vảy được xem là phổ biến, nhưng thường là lành tính, không gây nguy hiểm.
Giải pháp: cho dù mắc loại nào cũng nên tư vấn, khám bác sĩ da liễu để biết mức độ mắc bệnh cụ thể. Nên khám tổng thể da, kể cả da đầu, móng tay, vùng phận sinh dục, và ở giữa các ngón chân ngón tay.
2. Ung thư vú
Giải pháp: cho dù mắc loại nào cũng nên tư vấn, khám bác sĩ da liễu để biết mức độ mắc bệnh cụ thể. Nên khám tổng thể da, kể cả da đầu, móng tay, vùng phận sinh dục, và ở giữa các ngón chân ngón tay.
2. Ung thư vú
Ung thư vú là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm các loại bệnh ung thư ở phụ nữ nói chung và nhóm lớn tuổi nói riêng (trừ ung thư da). Theo ACS, ngay trong năm 2015 có trên 230.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh. Trong đó tỉ lệ mắc bệnh thường rơi vào nhóm trung cao tuổi, phụ nữ trẻ thường hiếm gặp hơn. Điều này không có nghĩa, phụ nữ trẻ không mắc bệnh và không đi khám, nhất là chụp X-quang tuyến vú.
Theo tiến sĩ Cary Presant, lý do gây ung thư vú hiện khoa học vẫn chưa hiểu hết, người ta tình nghi đến rất nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do sức khỏe hệ miễn dịch suy giảm và những thay đổi về nội tiết tố. Ngoài ra, qua nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ không lập gia đình, không sinh con, thời gian có kinh dài, mãn kinh muộn, hoặc có kinh nguyệt sớm cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro mắc bệnh.
Giải pháp: mọi phụ nữ, nhất là nhóm có rủi ro mắc bệnh cao nên đi khám thủ thuật mammograms (X-quang tuyến vú hay nhũ ảnh) định kỳ cho đến khi 75 tuổi. Sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư sẽ được kiểm soát kịp thời, kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, cũng nên tư vấn bác sĩ về sử dụng, bổ sung vitamin D bởi qua nghiên cứu cho thấy vitamin D có tác dụng phòng ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng. Nếu phát hiện thấy khối u hoặc sưng vú nên đi kiểm tra ngay lập tức, nếu chậm trễ có thể rút ngắn tuổi thọ người trong cuộc.
3. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh khá phổ biến ở đàn ông, nhất là nhóm trung cao tuổi, ngoại trừ ung thư da. Theo ACS, có khoảng 56% các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới được chẩn đoán sau tuổi 65 tuổi, 97% xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi. Trung bình, cứ 7 đàn ông thì có 1 được chẩn đoán mắc bệnh trong cuộc đời của mình. Do xuất hiện nhiều ở nhóm cao tuổi, nên khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn do nội tiết tố thay đổi. Nếu mắc bệnh cần theo dõi chặt chẽ, thực tế có người không tiến triển, tăng bệnh, nhưng có người lại phát triển nghiêm trọng vì vậy tư vấn, khám điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Giải pháp: để hạn chế rủi ro, khi bước vào tuổi 50, đàn ông nên đi thăm khám sức khỏe tuyến tiền liệt. Nếu khó khăn trong tiểu tiện, tiểu thường xuyên trong đêm, hoặc thấy máu trong nước tiểu, hãy nói cho bác sĩ biết. Cũng nên tư vấn sử dụng vitamin D và aspirin liều trẻ em, cả hai đều có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
4. Ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao thứ hai, kể cả tỉ lệ tử vong ở cả đàn ông lẫn phụ nữ (ngoại trừ ung thư da). Trung bình cứ 2 trong 3 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi rơi vào nhóm trên 65 tuổi. Ung thư phổi là hậu quả của quá trình “thâm niên” hút thuốc lá và tích lũy khói thuốc trong phổi, kể cả hít phải khói do người hút phả ra, chuyên môn gọi là hút thuốc thụ động, do radon (khóa chất độc hại có trong không khí, trong đất) và ô nhiễm môi trường không khí.
Giải pháp: sàng lọc hiệu quả là các tốt nhất để giảm nguy cơ tử vong vì ung thư phổi, nhất là nhóm người có tiền sử hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc. Ví dụ, dùng thủ thuật CT scan (chụp cắt lớp điện toán), vừa đơn giản lại hiệu quả, nhất là khi xuất hiện các triệu chứng ho dai dẳng, đau tức ngực và khó thở.
5. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh thứ ba tử vong cao ở cả hai giới. Trong năm 2011, có tới 90% các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh rơi vào nhóm trên 50 tuổi trở ra. Ung thư đại trực tràng có rất ít nguy cơ cảnh báo, nên việc kiểm soát và phòng ngừa đóng vai trò quan trọng. Nếu phát hiện sớm, tỉ lệ sống còn cho người bệnh có thể đạt trên ngưỡng 90%.
Giải pháp: tư vấn bác sĩ làm thủ tục nội soi đại tràng định kỳ khi bước vào tuổi 50. Nội soi sẽ phát hiện ra khối u, và can thiệp cắt bỏ trước khi trở thành mối nguy hại. Ngoài ra có thể tư vấn dùng aspirin liều trẻ em hàng ngày để giúp ngăn chặn khối u tiến triển. Duy trì thực đơn lành mạnh, đủ chất, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, mỡ, tăng cường nhóm thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến. Khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến ruột, kể cả máu trong phân, táo bón thường xuyên, và đau ở vùng bụng thì nên tư vấn, khám càng sớm càng tốt.
Theo Sức khỏe Đời sống
5 bệnh ung thư dễ mắc khi về già.
Reviewed by Trần Lệ Thu
on
09:37
Rating:
Không có nhận xét nào: